Với những tín đồ sành ăn các món Phương Tây, đặc biệt là các món ăn Ý như Pasta, Pizza thì gia vị thảo mộc là thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại gia vị nào cũng có thể nêm nếm vào trong món Ý. Việc sử dụng gia vị thích hợp luôn thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người đầu bếp. Sau đây, Pasta Paradise chia sẻ đến bạn top 10 loại gia vị thảo mộc mà nhà bếp của nhà hàng đang sử dụng nhé.

Lá Basil (Húng Tây)

Basil hay còn gọi là húng tây (một loại rau thơm có họ hàng gần với húng quế và là họ hàng xa với bạc hà). Húng tây là rau gia vị đặc trưng của nền ẩm thực phương Tây, đặc biệt là ẩm thực Ý. Hiện nay, húng tây có ở cả Việt nam và được dùng phổ biến trong nấu ăn cũng như trong việc làm bánh. Húng tây trong tiếng Hy Lạp Basilikohn có nghĩa là “đế vương”. Có tên gọi này là do trước đây Basil được người Hy lạp cực kì quý trọng và được sử dụng để làm các loại thuốc.

Lá của Basil thường có hình bầu, màu xanh và hương vị khá đặc biệt, hơi cay cay, ngọt ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Trong ẩm thực, húng tây được sử dụng phổ biến để tăng thêm hương vị cho các món súp, xốt, pizza hay salad hoặc các món bánh. Basil đặc biệt phù hợp với các món Spaghetti, basil có hương vị khá giống hoa hồi, hăng mạnh nên giúp làm tăng hương vị cho món ăn.

Thyme (cỏ Xạ Hương )

Cỏ xạ hương hay còn gọi là Thyme ở châu Âu là loại cây bụi, có tên khoa học là Thymus vulgaris, thuộc họ Bạc Hà. Cỏ Xạ Hương là loại thảo dược đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, có xuất xứ từ phía Tây Địa Trung Hải đến miền Nam Italia nhưng hiện nay đã di thực khắp nơi trên thế giới.

Trong Cỏ xạ hương gồm 3 thành phần quan trọng là: Thymol, Carvacrol và Eugenol. Trong đó, Thymol nổi tiếng hơn cả vì nó được sử dụng trong nước súc miệng Listerine vì tính chất kháng khuẩn và chống nấm mạnh. Cỏ xạ hương hiện nay được đưa vào làm chế phẩm trị viêm đường hô hấp, nhất là trên đối tượng trẻ em. Tại Việt Nam cây được trồng chính tại Đà Lạt và Sa Pa.

Pasta Bí đỏ và cỏ xạ hương, phô mai
Pasta Bí đỏ và cỏ xạ hương, phô mai

Trong chế biến ẩm thực, các đầu bếp thường kết hợp cho cỏ xạ hương khi nấu các món hầm như cà rốt, khoai tây, cà chua, thịt bò, gà, cừu, hành tây và thường sử dụng trong các món súp

Parley (Ngò tây)

Ngò tây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và trồng rộng rãi tại Châu Âu. Ngò tây có 2 loại là loại lá phẳng và lá xoăn. Trong các món ăn của Ý, các đầu bếp ưu tiên sử dụng ngò tây lá phẳng vì có mùi nồng, khi chế biến giúp cho món ăn dậy mùi hơn.

Pasta sốt tỏi, phô mai và ngò tây
Pasta sốt tỏi, phô mai và ngò tây

Parley là loại gia vị thảo mộc rất giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều chất sắt, vitamin C, natri…. Các đầu bếp thường sử dụng Parley để làm các loại nước sốt, nấu súp và các món hầm. Lá Parley tươi cắt nhỏ dùng để rắc lên món ăn lúc vừa nấu xong. Parley cũng đặc biệt phù hợp với món Spaghetti và tỏi.

Xem thêm tại đây

Rosemary (Hương thảo)

Hương Thảo là một loại thảo dược thơm có lịch sử lâu dài về cả ẩm thực và dược liệu. Cây hương thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, là một loại thảo mộc gần gũi còn được biết với nick name “Sương biển” và “Ông già”. Sở dĩ có tên như vậy vì nó lần đầu tiên được tìm thấy mọc ở dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.

Các đầu bếp Pasta Paradise thường dùng Hương thảo cho các món rô ti, nướng. Nó đặc biệt thơm ngon khi được tẩm ướp với món gà nướng. Với vị thơm nồng, nó làm át đi mùi hôi đặc trưng của thịt cừu, gà, thỏ…Với món cá nướng, không thể thiếu Hương Thảo để át đi vị tanh.

Pasta sốt Gà Nấm và lá Hương Thảo
Pasta sốt Gà Nấm và lá Hương Thảo

Với món bò beefsteak, khi nêm thêm hương thảo sẽ cho ra đúng chuẩn món bò beefsteak của Ý. Hầu như với tất cả các món tây đều không thể thiếu hương thảo để cho ra đúng chuẩn vị của món ăn Ý.

Saga (Xô Thơm)

Giống như hương thảo, cây xô thơm (sage) có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây xô thơm (sage) còn gọi là cây ngải đắng, là rau gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực phương Tây và Trung Đông vì có hương vị nồng ấm, cay nhẹ, pha chút đắng với hương thơm hoang dại và man mát.

Cây xô thơm trong tiếng latin có nghĩa là “chữa lành”. Và cây mang đặc tính thảo dược có thể chữa được một số bệnh đau cổ họng, tiêu hóa kém…Từ xưa, cây xô thơm được xem là một loại thảo mộc thiêng liêng, đặc biệt là người La Mã tin rằng cây xô thơm có thể chữa khỏi tất cả mọi bệnh tật, kéo dài cuộc sống con người. Người Trung Quốc cũng đánh giá cao giá trị của cây xô thơm, họ cho rằng xô thơm là 1 dược liệu có tác dụng chữa vô sinh.

Pasta sốt kem, rau củ và lá xô thơm
Pasta sốt kem, rau củ và lá xô thơm

 

Trong ẩm thực, cách kết hợp xô thơm với các loại thực phẩm đòi hỏi sự tinh tế vì nó hơi kén chọn. Tuy là rau thơm nhưng mùi nó ẩn, không tỏa ra nồng nàn như xạ hương. Nó dậy hương hơn ngò tây một chút, còn bản thân vị khi ăn vào lại nhẹ nhàng so với húng tây. Xô thơm hợp với những nguyên liệu như khoai lang, các loại bí đỏ, cà tím, cà chua; các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Nói chung sage hợp với các món ăn béo và bùi.

Oregano (Kinh Giới Dại)

Oregano là một loại rau thơm, thuộc họ bạc hà, tại Việt Nam Oregano được biết đến là tên gọi khác của cây kinh giới. Tên gọi Oregano có nguồn gốc từ Hy Lạp, được ghép lại bởi Oros (núi) và Ganos (niềm vui). Oregano mọc ở trên núi, được biết đến với ý nghĩa mang đến niềm vui cho mọi người bởi có nhiều tác dụng để chữa bệnh, nhất là các bệnh về đường ruột.

Pizza thịt xông khói phủ Oregano
Pizza thịt xông khói phủ Oregano

Theo truyền thuyết, Oregano là món quà mà thần Vệ nữ đã ban phát cho loài người. chính vì thế, nhiều người ví Oregano như thần dược trong điều trị bệnh. Trong ẩm thực, Oregano luôn được các đầu bếp hàng đầu thế giới và đầu bếp của Pasta Paradise đặc biệt chú ý bởi hương thơm nhè nhẹ nhưng đọng lại rất lâu, tạo hương vị trọn vẹn cho món ăn. Nó thường được nấu kèm với các món sốt cà chua. Oregano không thể thiếu trong món bánh pizza của Ý.

Marjoram (Kinh Giới Ngọt)

Majoram cũng có hương vị giống Oregano nhưng thơm nhẹ hơn. Nếu như Oregano được sử dụng nhiều ở phía Nam nước Ý thì Majoram lại rất phổ biến trong chế biến ẩm thực ở miền Bắc Ý. Nó có mùi thơm nhẹ hơn Oregano nên cho người ăn cảm nhận được vị ngọt.

Pasta sốt rau chân vịt, phô mai
Pasta sốt rau chân vịt, phô mai

Các đầu bếp thường sử dụng Majoram khi chế biến các món thịt bò, gà, bê. Các món súp rau củ…Kết hợp Majoram với cà chua, dưa leo để cho ra món Salad đúng chuẩn món Ý. Các đầu bếp ở Pháp dùng Majoram để làm món salad gà, cần tây, sốt mayonaise là món ăn nổi tiếng.

Bay Leaf (Lá Nguyệt Quế)

Lá nguyệt quế có tên khoa học là Bay Leaf, Cây Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp. Ở Hy Lạp và La Mã, lá nguyệt quế được coi như một biểu tượng của quyền lực và sự nổi tiếng.  Cây Nguyệt quế còn được dùng làm vòng nguyệt quế để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao, thi thơ thời xa xưa.

Lá cây nguyệt quế luôn tỏa ra mùi hương rất dễ chịu, giúp thư giãn đầu óc và làm dịu thần kinh. Vì vậy, cây này thường được trồng trong nhà, vừa làm cảnh, vừa mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Khi cây nguyệt quế bị rụng lá, người ta sẽ thu gom những lá cây, đem phơi khô để sử dụng.

Từ thời cổ đại, các đầu bếp đã sử dụng Lá nguyệt quế là một loại lá gia vị, nó được thêm vào các món nướng, món sốt, súp,… lá nguyệt quế không chỉ làm tăng gia vị cho các món ăn mà còn giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời khử mùi tanh của các loại thịt, cá.

Pasta Cá và lá nguyệt quế
Pasta Cá và lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế được biết đến rộng rãi như một loại gia vị trong ẩm thực để tẩm ướp, hầm, xào các món ăn. Lá nguyệt quế có vị cay đắng, có mùi thơm dịu nhẹ rất đặc trưng. Lá nguyệt quế khô để nấu ăn rất nhe, chỉ cần một, hai lá là đủ tạo hương vị cho một nồi súp, hầm hoặc rán.

Saffron (Nhụy Hoa Nghệ Tây)

Saffron có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, là loại gia vị đắt đỏ nhất thế giới vì việc sản xuất và thu hoạch nó rất kì công. Saffron có mùi hương là sự pha trộn của hương mật ong ngọt ngào và chút khe khé của thuốc lá, vị nhẹ, hơi ngòn ngọt ẩn chút đắng đắng.

Pasta Saffon với thịt xông khói, bì ngòi
Pasta Saffon với thịt xông khói, bì ngòi

Saffron thường được dùng khi nấu các món hải sản, tạo cho những món hải sản có mùi thơm đặc trưng và cũng làm cho món ăn có màu vàng ruộm. Khi sử dụng loại gia vị này, tránh để nó tiếp xúc với nhiệt độ cao và không được dùng thìa gỗ bởi nhiệt độ cao sẽ gây bay hơi còn thìa gỗ sẽ hút hết hương vị của nó.

Nutmeg (Nhục đậu khấu)

nutmeg có vị trầm, bùi và hơi the the.  nhục đậu khấu là sự kết hợp tuyệt vời với những loại sốt có vị béo. Dùng quá nhiều nutmeg sẽ tạo ra vị đắng khó chịu nhưng với lượng nhỏ vừa phải, nó sẽ khiến món ăn của bạn hấp dẫn hơn hẳn.

Bánh mì ướp nhục đậu khấu
Bánh mì ướp nhục đậu khấu

Fennel seed (Hạt thì là)

Fennel seed có vị ngọt, hương thơm đậm mùi cam thảo. Với các món cá, đặc biệt là cá hồi, không gì thích hợp là loại gia vị này có khả năng khử tanh tốt, Fennel seed cũng là cặp đôi trời sinh với những món hải sản.

Tarragon (Ngải Giấm – Dragon Herb)

Tarragon hơi có mùi hồi (anise) nên thích hợp trong nhiều loại sốt (hơi đặc, đặc biệt nó nổi tiếng trong Bearnaise sauce). Tarragon thích hợp để đi cùng trứng, các loại thịt gia cầm, hải sản và trong một vài món rau chẳng hạn như cà rốt, hành tây, nấm,… Loại rau thơm này thật ra thông dụng ở Pháp hơn.

pasta salad with tarragon
pasta salad with tarragon

Trên đây là 12 loại gia vị thảo mộc được các đầu bếp của hệ thống nhà hàng Pasta Paradise luôn ưu ái sử dụng trong chế biến các món ăn Ý cũng như các món ăn từ các nước phương Tây. Pasta Paradise rất vui được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong chế biến các món ăn, để lan tỏa ngày càng xa hơn tới cộng đồng, đặc biệt là những người yêu ẩm thực và văn hóa Ý.

Với bàn tay khéo léo và sáng tạo phong phú, các đầu bếp Pasta Paradise rất hân hạnh phục vụ các món ăn không chỉ thuần vị Ý mà còn phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

Pasta Paradise chúc bạn bữa ăn thật ngon!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *